Thử nghiệm độ trương nở chiều dày của ván gỗ nhân tạo - TCVN 12445: 2018

Mô tả

Ván sàn gỗ hiện đang là sản phẩm rất được ưa chuộng với người sử dụng nhờ tính năng tiện lợi cũng như tính thẩm mỹ cao. Mặc dù vậy, điều mà hầu hết ai cũng lo lắng khi lựa chọn gỗ sàn công nghiệp là khả năng chịu nước. Bởi yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình cũng như cuộc sống của người sử dụng. Vậy hãy cùng Viện IMIT tìm hiểu về khả năng chịu nước của sản phẩm ván sàn gỗ nhân tạo qua độ trưởng nở chiều dày nhé.

Thử nghiệm sản phẩm gỗ

1. Độ trương nở của ván sàn gỗ là gì?

Độ trương nở là thước đo để đánh giá độ chịu nước ở mỗi loại gỗ ván sàn. Để thử độ chống thấm nước, các tấm ván sau khi được ngâm nước trong thời gian nhất định, thông thường là 24 giờ. Sau đó lấy ra, dùng thước chuyên dụng để đo mức độ trương nở của lớp cốt gỗ sau khi ngâm. Đây cũng là chỉ tiêu được quy định trong QCVN 16:2023/BXD - thử nghiệm ván gỗ nhân tạo.

Đối chiếu độ dày của tấm gỗ loại đó trước và sau khi ngâm nước sẽ đánh giá được mức độ chịu nước của nó. Vậy để có những lựa chọn tốt nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đặc tính này của ván sàn gỗ nhé.

2. Độ trương nở ảnh hưởng như thế nào đến khả năng chống nước ở sàn gỗ?

Theo các chuyên gia nhận định, cấp mức độ chống thấm nước ở ván sàn quyết định phần lớn đến độ bền và chất lượng của công trình sử dụng ván sàn. Khi độ trương nở ván gỗ càng cao chứng tỏ mức độ chống nước càng thấp và ngược lại.

Tác hại nghiêm trọng khi sử dụng sàn gỗ có độ trương nở cao:

Một thời gian sau khi lắp đặt, công trình ốp ván gỗ chịu độ ẩm liên tục nếu gặp trường hợp tiếp xúc nước (độ ẩm trong không khí, nước lau sàn, nước mưa hắt, nước sinh hoạt chảy vào...) sàn sẽ bị phồng rộp, lớp cốt gỗ bị trương nở lên, gây hư hỏng toàn bộ không gian ốp ván sàn.

Khi đó chi phí sửa chữa sẽ rất lớn hoặc thậm chí bỏ hoàn toàn lớp sàn gỗ này.

Chính vì vậy việc lựa chọn mua loại sản phẩm ván sàn gỗ đảm bảo chất lượng là điều bất kỳ khách hàng nào cũng mong muốn. 

Kiểm tra độ trương nở chiều dày

Hình 1: Kiểm tra độ trương nở ván sàn gỗ nhân tạo

3. Tiêu chuẩn thử nghiệm độ trương nở chiều dày của ván sàn gỗ nhân tạo

Độ trương nở chiều dày sau 24 giờ ngâm nước của ván sàn gỗ nhân tạo được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 13179: 2020.

Phương pháp thử tiến hành theo TCVN 12445: 2018.

3.1. Phương pháp thử

Phương pháp thử tiến hành theo TCVN 12445: 2018 (ISO 16983:2003): Ván gỗ nhân tạo – Xác định độ trương nở chiều dày sau khi ngâm trong nước.

Độ trương nở chiều dày được xác định bằng cách đo mức tăng chiều dày mẫu thử sau khi hoàn thành ngâm trong nước.

Quy trình thử nghiệm được thực hiện như sau: 5 tấm mẫu vật liệu được chuẩn bị có dạng hình vuông kích thước 50 x 50 mm (sai số 50 ± 1 mm).

Mẫu thử phải được ổn định đến khối lượng không đổi trong môi trường có độ ẩm tương đối trung bình (65 ± 5)% và nhiệt độ (20 ± 2)°C. Khối lượng được coi là không đổi khi chênh lệch kết quả giữa hai lần cân liên tiếp, được tiến hành cách nhau 24 h không vượt quá 0,1% khối lượng mẫu thử.

Đo chiều dày mỗi mẫu thử trước ngâm, chính xác đến 0,01 mm tại điểm giao nhau của các đường chéo, theo TCVN 5692 (ISO 9424) (xem Hình 1).

Kích thước mẫu thử chuẩn

 

Hình 2 - Kích thước mẫu thử chuẩn

Ngâm ngập mẫu trong nước cất cách mặt nước 20-25mm:

Ngâm mẫu thử với bề mặt theo phương thẳng đứng vào trong nước sạch, có độ pH là (7 ± 1) ở nhiệt độ (20 ± 1) °C, duy trì trong suốt quá trình thử nghiệm. Mẫu thử phải để cách nhau và cách các mặt bên và đáy của bể ổn nhiệt ít nhất 15 mm. Cạnh bên trên của mẫu phải nằm sâu dưới mặt nước (25 ± 5)mm. Thay nước sau mỗi lần thử.

Thời gian ngâm được quy định riêng cho từng loại tấm khác nhau.

Sau 24 giờ sau ngâm đo lại chiều dày tại tâm:

Sau khi kết thúc thời gian ngâm, lấy mẫu thử ra khỏi nước, loại bỏ nước dư trên mẫu và đo chiều dày từng mẫu thử trong vòng 10 min sau khi được lấy ra từ bể ổn nhiệt.

Tính độ trương nở ra % so với chiều dày ban đầu, lấy kết quả trung bình của các mẫu thử:

Độ trương nở chiều dày của mỗi mẫu thử, Gt, biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm mức tăng chiều dày mẫu thử sau khi ngâm trong nước so với chiều dày ban đầu, được tính theo công thức:

Trong đó:

t1 là chiều dày mẫu thử trước khi ngâm, tính bằng milimét (mm);

t2 là chiều dày mẫu thử sau khi ngâm, tính bằng milimét (mm).

3.2. Yêu cầu kỹ thuật

Độ trương nở chiều dày sau 24 giờ ngâm nước của ván sàn gỗ nhân tạo có yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN 13179: 2020: Ván gỗ nhân tạo – Ván dăm định hướng (OSB).

Quy định về Độ trương nở chiều dày sau 24 h ngâm trong nước của các loại ván sàn gỗ nhân tạo được trình bày trong các bảng dưới đây.

Bảng 1 - Ván OSB không chịu tải dùng cho mục đích thông dụng làm đồ gỗ cố định trong nhà (bao gồm cả đồ nội thất) sử dụng trong điều kiện khô

Loại OSB GP-REG

Phương pháp thử

Đơn vị

Các yêu cầu ứng với

Dải chiều dày danh nghĩa (mm)

Tính chất

6 ÷ 10

> 10 ÷ < 18

18 ÷ 25

Độ trương nở chiều dày sau 24 h ngâm trong nước

TCVN 12445 (ISO 16983)

%

25

25

25

Bảng 2 - Ván OSB chịu tải sử dụng trong điều kiện khô

Loại OSB LB-REG

Phương pháp

thử

Đơn vị

Các yêu cầu ứng với

Dải chiều dày danh nghĩa (mm)

Tính chất

6 ÷ 10

>10 ÷ <18

18 ÷25

>25 ÷ 32

>32 ÷ 40

Độ trương nở chiều dày sau 24 h ngâm trong nước

TCVN 12445 (ISO 16983)

%

20

20

20

20

20

Bảng 3 - Ván OSB chịu tải sử dụng trong điều kiện ẩm

Loại OSB LB-MR

Phương pháp

thử

Đơn vị

Các yêu cầu ứng với

Dải chiều dày danh nghĩa (mm)

Tính chất

6 ÷ 10

>10 ÷ <18

18 ÷ 25

>25 ÷ 32

>32÷40

Độ trương nở chiều dày sau 24 h ngâm trong nước

TCVN 12445 (ISO 16983)

%

20

15

15

15

15

Bảng 4 - Ván OSB chịu tải lớn sử dụng trong điều kiện ẩm

Loại OSB LB-MR

Phương pháp

thử

Đơn vị

Các yêu cầu ứng với

Dải chiều dày danh nghĩa (mm)

Tính chất

6 ÷ 10

>10 ÷ <18

18 ÷ 25

>25 ÷ 32

>32÷40

Độ trương nở chiều dày sau 24 h ngâm trong nước

TCVN 12445 (ISO 16983)

%

12

12

12

12

12

Kiểm tra độ tưởng nở chiều dày của gỗ sau khi ngâm nước tại IMIT

Hình 3. Kiểm tra độ trương nở chiều dày mẫu gỗ sau khi ngâm nước

Trên đây là toàn bộ nội dung của thử nghiệm độ trương nở chiều dày ván sàn gỗ Công nghiệp. Viện IMIT cung cấp dịch vụ tư vấn/ thử nghiệm/ kiểm định/ chứng nhận uy tín cho khách hàng.

Để được tư vấn chi tiết, liên hệ với chúng tôi qua:

  • Địa chỉ: Số 25-27, Phố Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Mail: imit.infor@gmail.com
  • Hotline: 0911492529
  • Zalo: 0911.492.529
  • Website: imit.vn

Truy cập vào đường link https://imit.vn/collections/all để tham khảo tất cả các lĩnh vực dịch vụ thử nghiệm khác tại IMIT. Các dịch vụ, tư vấn, báo giá tại IMIT cam kết luôn đảm bảo chất lượng, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, đem lại sự hài lòng cho khách hàng!

Bình luận

Dịch vụ khác