Các bước xây dựng hệ thống ISO Hệ thống quản lý chất lượng

Khi doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO định kỳ hàng năm. Tổ chức sẽ tiến hành kiểm  tra định kỳ việc tuân thủ các yêu cầu của hệ thống nhằm chắc chắn tổ chức đó đã thực hiện duy trì hệ thống một cách thường xuyên trong quãng thời gian chứng nhận còn hiệu lực. Hôm nay IMIT xin chia sẻ các bước xây dựng hệ thống iso nhé.

1. Các bước xây dựng hệ thống ISO Hệ thống quản lý chất lượng

Ngày nay các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng không còn xa lạ gì nữa thậm chí với các tổ chức vừa và nhỏ cũng đang áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 9001 này. Dưới đây là 8 bước xây dựng hệ thống quản lý chất lượng:

Các bước xây dựng hệ thống ISO

Các bước xây dựng hệ thống ISO

  • Bước 1: Tìm hiểu về ISO 9001 và xác định phạm vi áp dụng.
  • Bước 2: Thành lập bộ phận thực hiện dự án ISO.
  • Bước 3: Đánh giá sơ bộ thực trạng của doanh nghiệp.
  • Bước 4: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO bằng văn bản.
  • Bước 5: Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO vào doanh nghiệp.
  • Bước 6: Đánh giá nội bộ và chuẩn bị đánh giá chứng nhận.
  • Bước 7: Tiến hành đánh giá.
  • Bước 8: Duy trì hệ thống sau khi đã chứng nhận.

2. Làm sao để duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO sau chứng nhận?

xây dựng hệ thống ISO quản lý chất lượng

xây dựng hệ thống ISO quản lý chất lượng

Để duy trì một Hệ thống Quản lý chất lượng, hiệu quả và hiệu lực thì vai trò của người lãnh đạo tổ chức là vô cùng quan trọng. Họ là người thấu hiểu và quan tâm thực sự đến hệ thống của Doanh Nghiệp mình để kiểm soát và nâng cao chất lượng.

Dưới đây là một số điều cần thực hiện nhằm duy trì và cải tiến Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO: 

  • Tổ chức tốt các cuộc đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng nhằm phát hiện những bất cập và vấn đề cần cải tiến trong hệ thống.

  • Thực hiện tốt các đợt đánh giá nội bộ định kỳ: Việc tiến hành đánh giá nội bộ là việc làm vô cùng quan trọng trong quá trình duy trì và cải tiến Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO. Việc đánh giá định kỳ này sẽ giúp phát hiện các lỗi trong quá trình giám sát, điều hành công việc; phản hồi từ khách hàng … cần được thực hiện theo đúng nguyên lý của khắc phục – phòng ngừa nhằm hạn chế và giảm thiểu lỗi cũ tiếp tục xảy ra;- Khi có cán bộ, nhân viên mới tuyển dụng hoặc bố trí công việc mới cần chú ý đào tạo, hướng dẫn thực hiện các quy định của hệ thống quản lý chất lượng;

  • Hàng năm cần có những cuộc xem xét lãnh đạo về hiệu lực của hệ thống Quản lý Chất lượng nhằm xác định rõ mức độ hiệu lực của hệ thống và các công việc cần thực hiện nhằm hoàn thiện hệ thống.

  • Hệ thống văn bản cần được điều chỉnh và cải tiến kịp thời. Nếu sau 2 năm mà không thấy có yêu cầu điều chỉnh, cải tiến một tài liệu nào đó thì cần xem xét hoặc tài liệu đó liệu có được thực hiện nghiêm túc hoặc có thực sự cần thiết không.

  • Nên bổ sung các hoạt động định kỳ như: Đánh giá nội bộ, đánh giá từ bên ngoài của tổ chức chứng nhận, cuộc họp xem xét của lãnh đạo… vào kế hoạch chung của tổ chức/doanh nghiệp để không quên những yêu cầu này.

3. Lưu ý:

Doanh nghiệp/tổ chức của bạn cần tập trung tuân thủ các tiêu chuẩn như thói quen hàng ngày - nếu không bạn sẽ biết được những lợi ích mà các tiêu chuẩn mang lại trong kết quả hoạt động.

Khi áp dụng chứng nhận ISO các doanh nghiệp có thể đạt được những lợi ích gì?

♦ Tăng uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước.

♦ Tăng cường hiệu suất nội bộ để thực hiện những tiêu chuẩn bắt buộc và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường.

♦ Lợi nhuận được cải thiện nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực và giảm chi phí khắc phục sự cố môi trường.

♦ Mối quan hệ giữa cộng đồng dân cư và các cơ quan hữu quan được cải thiện; tăng cường sức khỏe nhân viên thúc đẩy nề nếp làm việc tốt.

♦ Cải thiện việc kiểm soát các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm.

 
Tham khảo ngay: