Thử nghiệm Độ bền kéo, Độ dãn dài khi đứt, độ dãn dài dư

Mô tả

Các tính chất kéo của cao su lưu hóa được xác định bằng cách kéo mẫu thử có hình mái chèo trên máy thử với tốc độ xác định đồng thời đo ứng suất trong quá trình kéo. Trên thực tế, ít khi các sản phẩm cao su làm việc ở chế độ kéo dãn trên 50-70% trừ các loại dây cao su. Vì vậy các thử nghiệm độ bền kéo ít có ý nghĩa đối với việc thiết kế sản phẩm. Tuy nhiên, các tính chất kéo có liên quan trực tiếp đến quá trình gia công chế tạo sản phẩm cao su.

Thử nghiệm đặc trưng lưu hóa cao su

Thử độ trương nở của cao su

1. Độ bền kéo, độ dãn dài khi đứt, độ dãn dài dư là gì?

  • Độ bền kéo (tensile strength): Ứng suất kéo lớn nhất ghi được khi kéo mẫu thử đến điểm đứt. 
  • Độ giãn dài khi đứt (elongation at break): Độ giãn khi kéo theo chiều dài thử tại điểm đứt. 
  • Độ dãn dư là hiệu số chiều dài của đoạn mẫu sau khi kéo đứt để yên trong 3 phút ghép lại và trước khi kéo đứt, tính bằng phần trăm so với đoạn dài ban đầu. 

Thử nghiệm các tính chất trên rất hữu ích đối với việc kiểm soát chất lượng cao su nguyên liệu đầu vào cũng như tổng hợp các đơn phối liệu mới cho sản phẩm cao su. Hiện tại, đây là phương pháp thử được sử dụng rộng rãi nhất trong công nghiệp cao su và trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu.

Độ bền là chỉ tiêu nhiều loại vật liệu cần thử nghiệm

2. Thử nghiệm độ bền kéo, độ dãn dài khi đứt, độ dãn dài dư bằng cách nào?

Tại IMIT áp dụng thử nghiệm theo TCVN 4509:2013 hoặc ISO 37:2005. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định các tính chất ứng suất, giãn dài khi kéo của cao su lưu hóa và cao su nhiệt dẻo. Các tính chất được xác định là độ bền kéo, độ giãn dài khi đứt, ứng suất tại độ giãn dài xác định, độ giãn dài tại ứng suất xác định, ứng suất tại giới hạn chảy dẻo và độ giãn dài tại giới hạn chảy dẻo. Phép đo ứng suất và giãn dài tại giới hạn chảy dẻo chỉ áp dụng đối với một số cao su nhiệt dẻo và một vài hỗn hợp xác định khác.

Máy kéo nén vạn năng

- Độ bền kéo: Mẫu hình quả tạ được ưu tiên hơn để xác định độ bền kéo. Mẫu hình vòng xuyến cho giá trị thấp hơn, đôi khi thấp hơn rất nhiều so với mẫu hình quả tạ.

- Độ giãn dài khi đứt: Mẫu hình vòng xuyến cho giá trị xấp xỉ như mẫu hình quả tạ, với điều kiện là:

  • Độ giãn dài của mẫu hình vòng xuyến được biểu thị bằng phần trăm của chu vi bên trong ban đầu
  • Mẫu hình quả tạ được cắt vuông góc với thớ nếu thớ hiện diện ở mức độ đáng kể.
  • Phải sử dụng mẫu hình quả tạ nếu cần nghiên cứu ảnh hưởng của thớ do mẫu hình vòng xuyến không phù hợp cho mục đích này.

- Độ giãn dài dư: Lấy hai phần mẫu đã kéo đứt ra khỏi hai đầu kẹp. Để yên 3 phút. Ráp hai đầu mẫu lại, dùng

thước đo khoảng cách giữa hai điểm để đánh dấu lúc đầu với độ chính xác đến 0,1 mm. Tính phần trăm độ dãn dư

3. Tại sao lại chọn dịch vụ thử độ bền kéo tại IMIT? 

Dịch vụ thử nghiệm

Ưu điểm của dịch vụ IMIT

 

Các dịch vụ khác của thử nghiệm vật liệu polyme

  • Thử nghiệm các đặc trưng lưu hoá của cao su
  • Thử nghiệm độ cứng của cao su
  • Độ đàn hổi nảy con lắc đơn
  • Độ đàn hổi nẩy thả rơi
  • Độ nén dư
  • Độ trương của cao su
  • Phương pháp xác định độ lão hóa cao su (phép thử già  hóa cao su)
  • Phương pháp xác định độ bám dính kim loại với cao su - phương pháp một tấm (độ bền kéo bóc)
  • Phương pháp xác định độ dẻo nhanh của cao su
  • Tiêu chuẩn xác định độ nén của cao su theo lực F nhất định
  • Phương pháp xác định khối lượng riêng
  • Độ bền mỏi của cao su

Để được tư vấn chi tiết các dịch vụ, liên hệ với chúng tôi:

  • Địa chỉ: Số 25-27, Phố Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Mail: imit.infor@gmail.com
  • Zalo: 0911492529
  • Website: imit.vn

Viện Đo lường Kiểm định và Thử nghiệm (IMIT) kết hợp với Trung tâm Chứng nhận và Kiểm Định Chất Lượng Opacontrol hân hạnh được phục vụ quý khách. Mọi yêu cầu về Thử nghiệm vật liệu polyme,cao su hãy liên hệ với chúng tôi nhé.

Bình luận

Dịch vụ khác