Thử nghiệm đo độ cứng của cao su

Mô tả

Phạm vi độ cứng phổ biến nhất cho vật liệu là từ 50 Shore A đến 80 Shore A, với hầu hết các sản phẩm niêm phong được làm từ vật liệu có độ cứng 70 Shore A. Các bộ phận có hình dạng phức tạp hoặc đường cắt sâu có thể khó sản xuất từ ​​vật liệu rất mềm (<30 Shore A) hoặc rất cứng (> 80 Shore A). Đáp ứng cho một số ngành nghề như sản xuất lốp xe, ống cao su,… các chỉ tiêu thử nghiệm là một thông số vô cùng giá trị. Độ cứng của cao su là một chỉ tiêu phổ biến và dễ dàng thực hiện khi có sự hỗ trợ của dụng cụ cũng như tiêu chuẩn sẵn có.

1. Độ cứng cao su là gì?

Độ cứng cao su là số đo sức cản của cao su lưu hóa chống lại biến dạng gây ra bởi một vật cứng (indentor) được ấn vào bề mặt cao su.

 

 

Thử nghiệm độ cứng cao su IMIT

 

Độ cứng shore a là gì

Thang điểm Shore A là thang điểm phổ biến nhất. Chất đàn hồi cứng hơn sử dụng đầu dạng nón cụt với thang đo Shore D. Kết quả của thang đo Shore Athang đo IRHD (International Rubber Hardness Degree) xấp xỉ bằng nhau trong cùng một phạm vi khả năng phục hồi. Ở các chất đàn hồi có tốc độ giãn ứng suất hoặc độ trễ biến dạng cao bất thường, sự khác biệt về thời gian dừng trong hai kết quả đọc có thể gây ra các kết quả khác nhau. Ngoài ra, kết quả của bất kỳ bài kiểm tra độ cứng nào cũng phụ thuộc vào độ dày của chất đàn hồi. Nên sử dụng độ dày quy định khi tiến hành các thử nghiệm này.

Đơn vị đo độ cứng cao su

Shore là đơn vị đo lường độ cứng của các loại vật liệu có tính đàn hồi như cao su, polime….. được Albert F. Shore phát minh ra năm 1920, thiết bị đo lường độ cứng có tên là Durometer.

2.  Thử nghiệm đo độ cứng của cao su như thế nào?

 

Thử nghiệm độ cứng cao su shore A shore D IMIT

Độ cứng của chất đàn hồi được đo dựa trên độ sâu của vết lõm bằng thước đo tác động hình dạng và kích thước tiêu chuẩn. Độ cứng thu được bằng cách so sánh sự khác biệt giữa lực ban đầu nhỏ và lực cuối cùng lớn hơn nhiều. Chất đàn hồi cứng hơn sử dụng đầu thụt hình nón nhọn với thang đo Shore D

dụng cụ đo độ cứng cao su tại IMIT

Dụng cụ Teclockgs 709N (Nhật Bản)

Tại IMIT độ cứng của cao su xác định bằng dụng cụ Teclockgs 709N (Nhật Bản) theo TCVN 1595 – 1 :2007 hoặc ISO 7619-1 :2004

Tiêu chuẩn độ cứng cao su trên là phương pháp xác định độ cứng ấn lõm hay còn gọi là độ cứng Shore sử dụng loại thiết bị đo độ cứng với các thang chia:

  • Thang A : độ cứng bình thường
  • Thang D : độ cứng cao

 Ngoài ra còn có :

  • Thang AO : độ cứng thấp và xốp
  • Thang AM : mẫu thử cao su mỏng, độ cứng bình thường

Mối quan hệ shore A và shore D

Mối quan hệ shore A và shore D

Đơn vị Shore A trong khoảng đo thông thường, từ 30 đến khoảng 85-90 là tương đương đơn vị IRHD (nhưng không tuyệt đối bằng nhau). Khi Shore A vượt quá 90 thì chuyển sang Shore D.

3. Tại sao lại chọn dịch vụ của IMIT? 

Viện IMIT chuyên làm thử nghiệm/ thí nghiệm cao su, polyme và than nổi tiếng trên toàn quốc. Chúng tôi có phòng thí nghiệm hiện đại cùng với thử nghiệm viên giàu kinh nghiệm cam kết mang đến kết quả chính xác, minh bạch.

uu diem

Ưu điểm của dịch vụ IMIT

Để được tư vấn chi tiết các dịch vụ, liên hệ với chúng tôi:

  • Địa chỉ: Số 25-27, Phố Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Mail: imit.infor@gmail.com
  • Hotline: 0911492529
  • Website: imit.vn

4. Các dịch vụ khác của thử nghiệm vật liệu POLYME

  • Các đặc trưng lưu hóa của cao su
  • Độ bền kéo,  Độ dãn dài khi đứt, độ dãn dài dư
  • Độ đàn hổi nảy con lắc đơn
  • Độ đàn hổi nẩy thả rơi
  • Độ nén dư
  • Độ trương của cao su
  • Phương pháp xác định độ lão hóa cao su (phép thử già  hóa cao su)
  • Phương pháp xác định độ bám dính kim loại với cao su - phương pháp một tấm (độ bền kéo bóc)
  • Phương pháp xác định độ dẻo nhanh của cao su
  • Tiêu chuẩn xác định độ nén của cao su theo lực F nhất định
  • Phương pháp xác định khối lượng riêng
  • Độ bền mỏi của cao su 

Bình luận

Dịch vụ khác