IMIT Giải đáp bí ẩn "Thạch cao có độc không?"
Thạch cao là một loại nguyên liệu vô cùng phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng, y tế, nông nghiệp, công nghiệp, …. Đặc biệt trong xây dựng, thạch cao thường được sử dụng để hoàn thiện bề mặt trong công trình, phủ chống cháy từ tường nhà đến trần nhà cũng như được sử dụng để điêu khắc hay tạc tượng. Mặc dù vậy, cho đến nay, câu hỏi thạch cao có độc không vẫn đem đến cho người sử dụng nhiều lo lắng cũng như thắc mắc. Thực tế, thạch cao hoàn toàn an toàn và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dùng. Để làm rõ hơn vấn đề này, Viện Đo lường Kiểm định và Thử nghiệm IMIT cùng bạn tìm hiểu thành phần, đặc tính của thạch cao qua bài viết sau đây.
Tham khảo thêm:
1. Thành phần, đặc tính của thạch cao.
Bột thạch cao
Để biết được thạch cao có độc không, chúng ta cần nắm rõ thành phần hóa học của thạch cao.
Thạch cao là một loại khoáng vật trầm tích hay phong hóa có đặc tính mềm được khai thác từ tự nhiên. Thạch cao có công thức hóa học là là CaSO4-2H2O, cho thấy thạch cao được cấu thành từ Calci Sulfat với mỗi phân tử thạch cao được kết hợp với 2 phân tử nước. Với thành phần hóa học như trên, có thể thấy thạch cao không có độc tính và an toàn với sức khỏe con người. Thạch cao mang cấu trúc tinh thể, thường có màu trắng hoặc trong suốt. Trong xây dựng, thạch cao thường được sản xuất dưới dạng tấm, có thể được sử dụng như vách chia không gian, tường thạch cao, trần thạch cao, … đặc biệt có khả năng cách nhiệt cũng như cách âm cực tốt.
Với thạch cao khan, bắt đầu bằng việc nghiền thạch cao thành dạng bột sau đó kết hợp với nước và bột hoặc sợi thủy tinh. Quá trình này giúp tạo ra một loại vật liệu thạch cao cứng hơn và được sử dụng để tạo ra các sản phẩm khác nhau thông qua việc đúc hoặc tạo hình. Ứng dụng của quy trình này đa dạng và phục vụ cho nhiều mục đích trong cuộc sống hàng ngày của con người.
2. Giải đáp thạch cao có độc không
Bột thạch cao không có độc
Nhiều người lo lắng về việc bột thạch cao có độc không, thậm chí cho rằng chất amiăng trong thạch cao có thể dẫn đến ung thư. Amiăng là một chất khoáng thạch được hình thành từ các sợi nhỏ nên không thể nhìn thấy thông qua mắt thường với khả năng chống cháy khá cao. Nó được sử dụng để được quấn vào lõi sắt hoặc pha với các loại chất liệu khác như tường và trần nhà.
Nhưng thành phần cấu trúc này, do có trọng lượng cực kỳ nhẹ, có thể bay lơ lửng trong không khí. Khi vô tình hít phải phân tử này, amiăng có thể đem đến nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe chúng ta. Trường hợp nặng có thể dẫn đến ung thư, bệnh sẽ ủ trong thời gian khoảng 20-30 năm sau đó phát tác. Một số căn bệnh ung thư có thể mắc phải kể đến ung thư phổi, ung thư màng ác tính, … và nếu không được phát hiện kịp thời thì đây vẫn được nhận định là một căn bệnh không thể cứu chữa.
Với những thắc mắc về việc bột thạch cao có độc không, theo nhiều nghiên cứu, tìm hiểu đã chỉ ra rằng amiăng không được phát hiện bên trong thạch cao nguyên bản. Kể cả khi xảy ra cháy nổ, thạch cao cũng hoàn toàn không sản sinh ra các loại khí độc ảnh hưởng đến con người.
Vậy, có thể khẳng định rằng thạch cao không có độc và an toàn cho sức khỏe người dùng.
Ngoài ra, thạch cao được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, đặc biệt trong sản xuất đậu phụ là một loại thạch cao khác và tuyệt đối an toàn với người sử dụng.
3. Ưu điểm và nhược điểm của thạch cao
3.1 Ưu điểm của thạch cao:
- Chống cháy và chịu nhiệt tốt: thạch cao là một vật liệu chống cháy hiệu quả và chịu nhiệt tốt, nên nó thường được sử dụng trong hệ thống bảo vệ chống cháy và tạo vách ngăn lửa trong công trình xây dựng.
- Dễ làm việc và thi công: thạch cao có thể khoan cắt, đúc thành các hình dạng phức tạp, dễ dàng tạo ra các sản phẩm tùy chỉnh.
- Khả năng cách âm và cách nhiệt: giúp giảm tiếng ồn và duy trì nhiệt độ ổn định trong các công trình xây dựng.
- Tính linh hoạt trong thiết kế nội thất: thạch cao thường được sử dụng để tạo ra trần thạch cao và các chi tiết nội thất khác với các thiết kế phức tạp và thẩm mỹ cao.
3.2 Nhược điểm của thạch cao:
- Dễ bị hỏng từ nước: thạch cao bị phân hủy khi tiếp xúc với nước trong thời gian dài, làm giảm tính ổn định của nó.
- Khá dễ vỡ và tổn thương: thạch cao là một vật liệu mềm và dễ vỡ, dễ bị va đập hoặc nứt khi không được bảo quản cẩn thận.
- Khả năng hấp thụ độ ẩm: thạch cao có khả năng hấp thụ độ ẩm từ môi trường xung quanh, điều này có thể gây hại cho sức khỏe nếu bị ẩm mốc hoặc vi khuẩn tấn công.
- Cần bảo quản cẩn thận: thạch cao cần được bảo quản và vận chuyển cẩn thận để tránh hư hỏng trong quá trình sử dụng và lưu trữ.
- Không phải vật liệu cứu hóa lý tưởng: mặc dù có tính chống cháy nhưng thạch cao cũng có thể bị hỏng hoặc mất tính chất cứu hỏa nếu tiếp xúc với nước trong trường hợp khẩn cấp.
4. Ứng dụng của thạch cao trong cuộc sống hàng ngày
Ứng dụng thạc cao làm khung trần nhà
Trong xây dựng, thạch cao thường được sử dụng làm tường nhà, trần nhà và bề mặt hoàn thiện trong công trình xây dựng. Với khả năng chịu lửa và chống cháy, thạch cao được sử dụng làm các lớp phủ bảo vệ chống cháy trong các tòa nhà. Đây là loại vật liệu cách nhiệt được sử dụng nhiều tại Việt Nam.
Trong y tế, nổi bật nhất là ứng dụng thạch cao dùng để bó bột. Cụ thể hơn, bột thạch cao có khả năng hút nước cao, nhanh rắn và nhẹ do đó phù hợp để bó bột, chế tạo chân tay giả.
Trong vệ sinh, thạch cao có mặt trong các thiết bị lọc nước, máy lọc nước công nghiệp.
Trong mỹ thuật, thạch cao được sử dụng để đắp tượng, điêu khắc, làm khuôn gạch men, gốm, ….
Trong nông nghiệp, thạch cao được sử dụng làm phân bón và cải thiện đất nông nghiệp.
Trong công nghiệp, thạch cao được sử dụng trong việc sản xuất xi măng, công nghiệp hóa chất và sản xuất giấy.
Trong sản xuất thực phẩm, thạch cao được sử dụng làm chất làm đặc trong thực phẩm và nước uống.
Như vậy thạch cao không có độc hại đến sức khỏe con người, tuy nhiên khi sử dụng thạch cao trong các công trình xây dựng cũng cần phải lưu ý đến chất lượng bột thạch cao. IMIT cung cấp dịch vụ thử nghiệm thạch cao, chứng nhận hợp quy thạch cao phospho… uy tín hàng đầu Việt Nam.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Viện Đo lường Kiểm định và Thử nghiệm (IMIT)
Địa chỉ: Số 25-27, Phố Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Mail: imit.infor@gmail.com
Tư vấn: 0911492529
Website: imit.vn